Filter cho ống kính: Phụ kiện hay mà nhiều người chụp ảnh bỏ qua

Trong các phụ kiện ngành ảnh, filter (kính lọc) được nhắc đến không nhiều, nhưng đây lại là một phụ kiện khá thú vị và có vai trò quan trong trong nhiều tình huống nhiếp ảnh. Filter (kính lọc) là một lớp thấu kính thường được gắp phía trước ống kính máy ảnh, nhằm mục địch bảo vệ hoặc tạo hiệu ứng đặc biệt cho bức ảnh. Tuỳ thuộc mục đích sử dụng mà người ta sẽ chọn một filter thích hợp, hoặc kết hợp nhiều filter với nhau.

Trong nhiếp ảnh, có hàng trăm loại filter từ những thương hiệu khác nhau, với kết cấu, tác dụng khác nhau, có những chiếc filter giá chỉ vài chục ngàn đồng, nhưng có có chiếc có trị giá hàng chục triệu.

Ở thời đại ảnh số hiện nay, với những chiếc camera có thể cho ra những bức ảnh RAW (ảnh sống, nguyên vẹn thông tin), những ứng dụng chỉnh ảnh mạnh mẽ, người ta thường lờ đi vai trò của lớp kính lọc này. Tuy nhiên trong không ít trường hợp, những lớp kính lọc vẫn thể hiện vai trò không thể thay thế, giúp khắc phục những bối cảnh không tốt nhiếp ảnh, hoặc tạo ra những hiệu ứng ảnh đặc biệt mà không phần mềm nào có thể làm được.


Có những tính huống buộc phải sử dụng kính lọc.

Để hiểu rõ về Filter và cách sử dụng, hãy cùng tìm hiểu một số loại kính lọc phổ biến hiện thường được dùng trong nhiếp ảnh.

Filter UV (Kính lọc tia tử ngoại)

Tác dụng của loại filter này không hiển hiện một cách rõ rệt, nhưng vai trò của nó đối với máy ảnh, với ống kính và với mỗi bức ảnh là không nhỏ, đặc biệt là trong chụp ảnh phong cảnh ngoài trời.

Đúng như tên gọi, loại kính lọc này sẽ giúp cản tia cực tím đi vào thấu kính. Tia cực tím (UV) là loại tia mà mắt thường không nhìn thấy, nhưng khi đi vào trong máy có thể gây hại cho cảm biến ảnh của bạn. Filter UV còn giúp loại bỏ những thành phần sáng đục, gây tương phản kém trong bức ảnh, chẳng hạn như khói hoặc sương mù.



Một chiếc kính lọc UV có thể cứu chiếc ống kính của chúng ta.

Ngoài ra, mức giá của một kính lọc UV không quá cao nên chúng thường được tận dụng để bảo vệ cho ống kính khỏi các tác hại bên ngoài như bụi bẩn, tia nước hoặc va đập mạnh. Tuy nhiên, bạn nên chọn một filter UV có chất lượng tương xứng với ống kính của mình, tránh việc vì để giữ gìn ống kính mà phải hy sinh bằng chất lượng của ảnh chụp.

Filter ND (Neutral Density)

Nếu như các nhà sản xuất máy ảnh và ống kính luôn hướng tới việc tăng lượng ánh sáng vào cảm biến, bằng những cách như mở rộng khẩu độ hay kích thước cảm biến, thì Filter ND lại có một tác dụng ngược lại, đó là giảm cường độ ảnh sáng đi vào máy. Ảnh tối thì có thể cứu sáng được, nhưng ảnh đã cháy thì không có cách nào có thể khắc phục.

Chụp ảnh dưới môi trường ánh sáng mạnh mà cần khẩu độ lớn để “xoá phông”, hoặc khi phơi sáng ban ngày là những trường hợp mà filer ND thể hiện tác dụng rõ ràng nhất.


Tình huống cần đến một chiếc filter ND.

Chẳng hạn khi bạn muốn chụp một thác nước vào ban ngày, cần phơi sáng một thời gian đủ dài để thấy được sự mờ ảo của dòng nước khi chuyển động. Tăng thời gian mở màn chập đồng nghĩa với việc sẽ phải giảm khẩu độ và giảm ISO. Tuy nhiên dưới cường độ ánh sáng ban ngày, dù có siết khẩu và giảm ISO xuống tối thiểu thì vẫn có thể làm bức ảnh cháy sáng. Khi đó, chúng ta sẽ cần những chiếc filter ND với thông số kỹ thuật thích hợp để gắn trước ống kính.

Một biến thể khác của kính lọc ND là kính lọc theo vùng (Filter GND – Graduated Neutral Density).


Filter GND.



Và kết quả, vùng trời không bị chói, mà cùng cây cỏ phía dưới vẫn rõ chi tiết.

Nếu như Filter ND giảm cường độ sáng từ mọi nơi vào ống kính thì Filter GND chỉ cản cường độ ánh sáng từ một phía nhất định, tuỳ theo loại filter. Tương tự như kỹ thuật HDR, kính lọc GND có thể giúp chúng ta thấy được chi tiết ở cùng cực sáng, nhưng cũng không làm những vùng còn lại bị quá tối, thường được dùng khi chúng ta chụp các bối cảnh có cả nền trời, đường chân trời và cảnh vật dưới mặt đất.

Kính lọc phân cực (Polarizing Filter)

Đây là loại kính lọc quan trọng và nên có nhất trong chụp ảnh phong cảnh.

Lắp kính lọc này phía trước ống kính cũng như việc chúng ta đeo một chiếc kính râm khi ra ngoài đường vậy. Không đơn thuần chỉ là giảm cường độ ánh sáng như filter ND, chúng sẽ cản trở những tia sáng đi từ các hướng không mong muốn đến ống kính, loại bỏ hiện tượng bị loá khi chụp các mặt phản xạ, chẳng hạn như hồ nước hoặc mặt kính.

Hệ quả cuả hiện tượng này là chúng ta sẽ có thể chụp xuyên qua kính, chụp bầu trời cho màu xanh đẹp hơn, chụp các mặt phản xạ dưới ánh sáng mạnh mà không bị loá.

Một chiếc kính lọc phân cực.



Tác dụng của kính lọc phân cực

Tuy nhiên, do là kính lọc phân cực nên ở mỗi hướng chiếu sáng khác nhau, máy ảnh có thể sẽ cho ra những sản phẩm với ánh sáng và màu sắc khá nhau, người dùng cần căn chỉnh hợp lý để thị được kết quả như mong muốn.

Đó là 3 loại kính lọc phổ biến với những tác dụng cực kỳ hữu ích. Ngoài ra, trên thị trường còn có kính lọc macro (giống như một chiếc kính lúp, giúp chụp ảnh cận cảnh), kính lọc màu, kính lọc đen trắng, kính lọc cho tia sáng hình sao,… Tuỳ vào nhu cầu sử dụng mà người dùng chọn cho mình những lại kính lọc phù hợp, hoặc có thể không sử dụng nếu chỉ chụp ảnh trong điều kiện thông thường, không gặp những vấn đề về ánh sáng như kể trên vì ít nhiều, khi lắp thêm lớp kính phía trước sẽ làm chất lượng ảnh bị giảm đi.


About Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

//bong tuyet 2 ben