Máy ảnh Lecia vì sao đắt nhất Thế giới ?

Leica là thương hiệu máy ảnh đỉnh cao của kiệt tác sáng tạo. Nói đến máy ảnh Leica là nói đến huyền thoại làm nức lòng triệu con tim đam mê nhiếp ảnh. Vì vậy sở hữu được nó là niềm khao khát của rất nhiều nhiều người. 

Thế nhưng giá thành chi trả cho một chiếc máy ảnh Leica lại chẳng hề ngọt ngào chút nào. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao máy ảnh Leica lại đắt nhất thế giới? Hãy cũng tìm hiểu qua loạt bài viết này nhé.


Máy ảnh Leica – đẳng cấp đỉnh cao của thương hiệu



Mỗi bức ảnh ra đời trên chiếc máy ảnh Leica là một tác phẩm tuyệt mỹ. Đó là sự tinh tế, sắc sảo, sống động đến từng chi tiết một. Chúng ta đôi khi phải thốt lên lời thán phục vì sự tương đồng chẳng khác là bao giữa hình và ngoài thực tế. Leica là loại máy ảnh cao cấp, sản xuất tại Solms (Cộng hòa Liên bang Đức). Đây là loại máy ảnh được nhiều nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên ưa chuộng vì độ hoàn hảo của chất lượng ảnh.

Cha đẻ của Leica là Oscar Barnark, một người chuyên chế tạo kính hiển vi.

Đầu thế kỉ XX, một kỹ sư nổi tiếng người Đức chuyên thiết kế ống kính hiển vi – Oskar Barnack, làm việc cho công ty quang học Ernst Leitz ở Wetzlar – rất say mê nhiếp ảnh. Thời ấy việc “vác” cả một chiếc máy ảnh cồng kềnh to bằng một chiếc valy đi dã ngoại là điều vô cùng phiền phức. Chính vì thế, từ thưở nào đã nhen nhóm trong lòng người kỹ sư này về việc sáng tạo ra chiếc máy ảnh nhỏ gọn mà lại có thể chụp hình đẹp. 

Và giờ đây, kiệt tác máy ảnh Leica ra đời trong vầng hào quang lấp lánh bao thế hệ người đam mê nhiếp ảnh. Dẫu cho giờ đây, hàng loạt những tên tuổi khác như Canon, Nikon, Fujifilm… đang làm mưa làm gió trên thị trường thì máy ảnh Leica vẫn được xem là kinh điển cho tác phẩm công nghệ vượt mặt thời đại.
Tinh tế vượt bậc trong máy ảnh Leica

Nhiều người tỏ ra thắc mắc, tại sao Leica lại đắt đến thế? Liệu có gì đó đặc biệt trong chiếc máy ảnh này khác biệt so với các dòng máy ảnh khác? Cùng khám phá nhé! Leica mắc là bởi độ bền, độ chuẩn xác, kỹ thuật và sự tinh tế. Mỗi chiếc máy ảnh luôn được chế tạo bằng thủ công, máy móc chỉ đóng vai trò phụ trợ trong các tác vụ như là mài kính, kiểm tra kính, máy ảnh… 

Nếu bạn nói chỉ vì làm bằng thủ công mà Leica lại mắc như thế, thì bạn chưa thật sự biết nhiều về hãng này, có thể bạn mua một ống kính từ các hãng như Nikon, Canon, hai thương hiệu mạnh nhất nhì hiện tại đó, với số tiền khoảng một đến vài ngàn USD – đủ làm bạn “choáng”. Vậy với cùng thông số, nhưng ống kính Leica lại được bán với giá chưa bao giờ dưới con số 5.000 USD, hay chính xác là chưa có ống kính mới nào được bán với giá dưới 4 con số tính theo USD. 

Đến đây bạn đã thực sự choáng chưa? Nhưng chúng ta lại được hưởng thành quả của quá trình lao động trí óc tuyệt vời mà đôi khi có tiền chưa chắc đã sở hữu được nó. Chúng ta có thể thấy, ở Canon, để sản xuất một ống kính trung bình, thời gian hạ nhiệt đồng thời là giai đoạn quan trọng quyết định đến độ bền và độ trong của ống kính chỉ khoảng vài ngày đến một năm là lâu nhất. Nhưng với ống kính Leica, trung bình hạ nhiệt trong khoảng từ 2 năm trở lên, cá biệt có một số loại như ống kính có độ F0.95 mới nhất có thời gian hạ nhiệt là khoảng 10 năm. 

Chúng ta có thể tưởng tượng ra được trong ngần ấy thời gian thì sẽ phát sinh ra biết bao nhiêu là chi phí liên quan như giá thành về năng lượng, giá thành về nhân công quản lý cũng như là xác suất hư hỏng xảy ra trong quá trình gia công sản phẩm. Vì vậy đừng quá kinh ngạc cho câu trả lời vì sao máy ảnh Leica vẫn trụ lại trên thị trường bất chấp thời gian dù nó có là đắt nhất Thế giới.

Không chạy theo xu thế mà đánh mất triết lý sáng tạo

Để bảo đảm chất lượng ống kính của mình, Leica không hề bước chân theo các đại gia trong ngành máy ảnh khác như là máy ảnh Canon, máy ảnh Nikon trong việc cải tiến giảm thời gian sản xuất sản phẩm. Có thể nói, đây là niềm tự hào và cũng là sự bảo thủ của nhà sản xuất thiết bị quang học huyền thoại này. Việc lựa chọn các vật liệu mang tính chất quyết định đến độ bền của sản phẩm, do đó, thiết bị của Leica đa phần là bằng kim loại.

Nhiều người tỏ ra thắc mắc tại sao nguyên lý lấy nét tự động là do Leica phát triền lên mà họ lại không sử dụng. Câu trả lời chỉ có thể là Leica muốn khác biệt. Máy ảnh Leica tồn tại được trên thị trường khắc nghiệt này là nhờ khác biệt: Khác về đẳng cấp, khác về chất lượng và khác về cả giá thành. Điều đó được minh chứng trong các hiêu năng sau đây:
Leica tin rằng việc lấy nét bằng tay, sẽ nhanh hơn cả lấy nét tự động và nhất là sẽ làm cho bức ảnh có hồn hơn.

Leica cho rằng việc sử dụng đèn flash nghĩa là can thiệp đến yếu tố kỹ thuật, đây là yếu tố không được Leica tin dùng cho lắm. Vì sao? Bởi lẽ, họ nghĩ rằng việc chụp ảnh cốt không phải chỉ cần đến ánh sáng, mà mỗi bức ảnh, mỗi lần chụp đều là nghệ thuật, và nghệ thuật thì không nên có sự can thiệp quá nhiều kỹ thuật.

Máy ảnh Leica là rangerfinger tức là lấy nét tay theo kiểu nhìn trực tiếp. nên họ không sử dụng ống tele cho chiếc máy ảnh của mình.

Tóm lại, người xưa thường nói ” Tiền nào của nấy” quả là không sai tí nào. Máy ảnh Leica đắt nhất trên thị trường máy ảnh chắc chắn có lý do của nó. Với máy ảnh Leica, họ hướng đến đẳng cấp của chất lượng hình ảnh và độ bền bỉ của tuổi thọ bất chấp thời gian sử dụng. Chừng ấy lí do thôi cũng đủ để chiếc máy ảnh Leica này vượt lên mọi rào cản để chinh phục triệu người dùng đam mê nhiếp ảnh. Hy vọng bài viết này đã phần nào mang đến cho người dùng cách nhìn nhận cũng như định hướng vì sao máy ảnh leica lại đắt đến như vậy.

About Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

//bong tuyet 2 ben